Cách Trị Sưng Mí Mắt
Mí mắt bị sưng là tình trạng thường gặp do những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, thói quen sinh hoạt hoặc do bạn đang gặp phải bệnh lý về mắt nào đó. Dù là bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì bị sưng mắt luôn khiến người bệnh rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời các bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Mắt kính Shady. Bạn đang xem: Cách trị sưng mí mắt

I. Nguyên nhân bị sưng mí mắt trên và bị sưng mắt dưới

1. Bị lẹo do nhiễm trùng
Mọi người thường gọi chung khối sưng ở mi mắt là “chắp lẹo”, nhưng thực tế thì chắp và lẹo có sự khác nhau. Lẹo thường xảy ra khi một tuyến trong mi mắt bị nhiễm trùng, thường là các tuyến nước mắt ở dưới lông mi. Người bị lẹo sẽ cảm thấy mắt bị ngứa, đau, mi sưng lên và sau đó khối lẹo trông giống mụn mủ.
2. Bị chắp do bít tắc của tuyến bã nhờn
Chắp không phải là dạng nhiễm trùng giống như lẹo mà nó xảy ra khi một tuyến bã nhờn ở mi bị bít tắc. Do đó, những người tuyến mồ hôi có nhiều bã nhờn sẽ dễ bị chắp. Chắp trông giống như nốt mụn mủ, có kích thước rất lớn song ít gây hại và thường tái phát nhiều lần.
3. Do bị dị ứng
Nguyên nhân gây ra dị ứng có thể là do mỹ phẩm, bụi, lông vật nuôi hoặc phấn hoa. Bên cạnh sưng mí mắt, mắt bị dị ứng còn có thêm nhiều triệu chứng khác như đỏ, ngứa và có thể chảy nước mắt.
4. Do cơ thể kiệt sức

Khi cơ thể gặp tình trạng kiệt sức, các mô ở mắt sẽ có hiện tượng giữ nước qua đêm. Điều này sẽ gây tình trạng mí mắt bị sưng vào sáng hôm sau.
Xem thêm: Hướng Dẫn 2 Cách Xoá Bớt Ảnh Trên Icloud, Làm Thế Nào Để Xóa Hình Ảnh Từ Icloud
5. Do khóc
Khi khóc nhiều và trong thời gian lâu, máu sẽ tăng cường đến các mô xung quanh mắt và có thể khiến các mao mạch quanh mắt bị lỡ. Lúc này, tròng mắt có thể bị đỏ. mí mắt sưng và đau nhức. Tuy nhiên, chứng sưng mí này sẽ dần hết sau khi bạn đã ngừng khóc.
6. Bị bệnh Herpes mắt
Hay còn đượcgọi là viêm màng bồ đào, đây là bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của virus Herpes vào trong và xung quanh mắt. Biểu hiện của tình trạng này là các mụn rộp nhỏ li ti, sưng đỏ nhưng không gây ra những tổn thương rõ ràng.
7. Bị bệnh Grave
Đây là một dạng rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, sinh ra chất chống nhiễm trùng trong mắt. Những kháng thể này cũng là nguyên nhân làm cho mí mắt bị sưng viêm.
III. Cách khắc phục, điều trị tình trạng mí mắt bị sưng

Không phải tất cả mọi trường hợp bị sưng mí mắt đều cần phải thăm khám. Đối với những nguyên nhân khác nhau, cách khắc phục, điều trị tình trạng này cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
Trong mọi trường hợp sưng mí, chườm ấm mang lại hiệu quả giảm đau khá tốt. Bạn có thể chườm bằng gạc, khăn ấm hoặc luộc một quả trứng rồi giữa nguyên vỏ và lăn ở vùng mi.Nếu mí mắt bị sưng do mất ngủ hay khóc nhiều, bạn có thể giảm sưng bằng cách uống nhiều nước, nghỉ ngơi hoặc chườm lạnh.Những người có cơ địa dị ứng thì hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như: bụi, lông vật nuôi, phấn hoa…Tình trạng sưng mí mắt nhẹ thì có thể tự khỏi. Tuy nhiên, mí mắt bị sưng kèm sốt, đau nhiều thì bạn cần đi khám bác sỹ để có hướng điều trị phù hợp.Khi bị sưng mí do nhiễm trùng, bệnh nhân nên dùng thuốc kháng sinh theo liều chỉ định.Nếu nguyên nhân gây mí mắt bị sưng là rối loạn nội tiết, bạn cần làm xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng của cơ thể. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể phải phẫu thuật hoặc điều trị bằng nhiều loại thuộc khác nhau tùy vào tình trạng gặp phải.Trường hợp mí mắt bị sưng cùng với những triệu chứng như: sốt, sưng đỏ, sưng nặng và kích ứng và đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên sớm đến gặp bác sĩ.IV. Một số chú ý khi mí mắt bị sưng mà bạn cần biết
Nếu mắt lên chắp, lẹo thì bệnh nhân tuyệt đối không tự nặn vì có thể gây nhiễm trùng nặng. Việc tháo mủ chỉ cần thiết khi bác sĩ chỉ định thực hiện.Nếu bạn phải trang điểm thì cần tẩy trang đúng quy trình để hạn chế khả năng gây viêm, sưng và phù nề mi.Dù bị bệnh hay không, bạn cũng tránh dụi tay vào mắt. Bạn nên rửa tay thường xuyên để tránh vô tình gây nhiễm khuẩn ở vùng mắt.